Big Data – thành quả của cuộc cách mạng công nghệ

Bigdatauni.com Follow Fanpage Contact

Tất cả chúng ta đang đều sống và làm việc trong thời đại công nghệ hiện đại nó đang làm thay đổi toàn bộ cục diện của tất cả hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội, y tế, quốc phòng,..Đồng hành với cách mạng công nghệ hiện đại, đó chính là nền tảng IoT (Internet of things) – các thiết bị thông minh như smartphone, máy tính bảng,.. các thiết bị cảm biến, hay bất kỳ các thiết bị điện tử nào có thể kết nối với nhau thông qua Internet, mạng 3G, 4G,… để phục vụ mục đích cao hơn, tiên tiến hơn của con người. Thiết nghĩ có lẽ không ai trong chúng ta muốn bị bỏ lại phía sau, là người lạc hậu so với nhịp độ phát triển của xã hội. Và hệ quả là số lượng người sử dụng các thiết bị thông minh, luôn chủ động trong việc cập nhật xu hướng công nghệ ngày càng tăng. Minh chứng cho thấy, nhiều năm trước đây, chúng ta thường đi siêu thị, trung tâm thương mại, các cửa hàng khác nhau,.. để mua sắm chỉ vào lúc rãnh rỗi. Nhưng giờ đây khi các ứng dụng shopping trực tuyến kết hợp với giao hàng tận nơi ngày càng rầm rộ như Lazada, Shopee, Tiki,.. chúng ta chỉ cần ngồi một chỗ sử dụng smartphone và cứ thế tìm kiếm thứ cần mua mà chẳng phải đi đâu xa. Thành công trong việc thay đổi cách thức mua sắm, công nghệ tiếp tục “lấn sân” sang nhiều lĩnh vực khác như ẩm thực – gọi món trên ứng dụng smartphone và giao hàng tận nơi; đóng thuế, chi phí sử dụng điện nước – cũng thực hiện qua ứng dụng smartphone hay qua PC có kết nối internet. Đứng trên các góc độ các doanh nghiệp, các tổ chức lợi nhuận hay phi lợi nhuận, họ cũng phải thay đổi cách thức hoạt động của mình phù hợp với những xu hướng mới của công nghệ – đã thay đổi hành vi người tiêu dùng – phải triển hơn nữa các ứng dụng thông minh nhằm tăng sự tiện ích, thuận lợi. Mặt khác việc áp dụng công nghệ mới còn giúp các công ty cải thiện được hiệu quả hoạt động kinh doanh sản xuất.

Các ứng dụng của cách mạng công nghệ 4.0 (nguồn researchgate.com)

Big Data – thành quả của cuộc cách mạng công nghệ hiện đại Các bạn có tự thắc mắc nếu chúng ta mua sắm trực tuyến, làm việc gì cũng dựa trên các thiết bị thông minh thì làm sao các công ty kinh doanh, sản xuất biết được nhu cầu của mình ở hiện tại, hay trong tương lai? Dĩ nhiên, họ không thể cử nhân viên đi suốt đến các cửa hàng thu thập thông tin vừa tốn công, vừa tốn sức mà chẳng được gì nguyên nhân cũng dễ dàng hiểu, là do người tiêu dùng đâu còn thường xuyên ghé thăm các cửa hàng khi đã có thể ngồi một chỗ đặt hàng qua smartphone. Vì thế, để theo dõi hành vi người tiêu dùng, các doanh nghiệp phải xây dựng các ứng dụng thông minh kèm theo đó là hệ thống “tracking” theo dõi khách hàng, hay đồng thời thu thập thông tin từ họ từng giờ, từng phút, từng giây. Lấy ví dụ đơn giản khi ta lên Google Chrome sau đó truy cập Facebook chẳng hạn hay bất kỳ website nào khác. Google Chrome sẽ tự ghi nhớ lại hành vi của ta và lưu về hệ thống Google, các nhân viên Google dựa vào đó phân tích đưa ra các chiến lược để góp phần nâng cao trải nghiệm cho khách hàng. Facebook cũng vậy, họ có thể cải tiến dựa trên thống kê, phân tích thông tin người dùng để chủ động nâng cấp các tính năng mới cũng như làm sao để thời gian truy cập của người dùng trên Facebook lâu hơn góp phần hỗ trợ các quảng cáo của các công ty khác trên Facebook đến với người dùng nhiều hơn. Chung qui lại, mọi thứ một khi chúng ta truy cập Internet trên máy tính, sử dụng smartphone, máy tính bảng,… tất cả đều được lưu trữ lại, trong đó có cả thông tin về hành vi, tính cách và nhân khẩu học của người sử dụng. Đây cũng chính là một nguồn dữ liệu vàng của Big Data. Nguồn dữ liệu khác của Big Data đến từ nhiều nguồn khác nhau và đa dạng vô cùng:
  • Các dữ liệu thuộc nhiều định dạng khác nhau như hình ảnh, video, âm nhạc,..trên Internet.
  • Các dữ liệu thu thập từ các hệ thống cảm biến có kết nối với hệ thống máy chủ (ví dụ RFID technologies) có trong các nhà máy sản xuất của công ty, hay cơ sở hạ tầng giao thông.
  • Dữ liệu của khách hàng để lại từ các ứng dụng thông minh, các thiết bị có kết nối mạng.
  • Dữ liệu của người dùng để lại trên các platform social media – mạng xã hội như Facebook, Instagram,.. hay trên các website như Google, Bing,..
  • Dữ liệu của các bệnh nhân được lưu lại tại các bệnh viện; dữ liệu thống kê dân số cũng được lưu lại trên hệ thống máy tính của các cơ quan nhà nước (thay vì thông qua giấy tờ như trước đây); dữ liệu lượng tiêu thụ điện của từng hộ gia đình cũng được thu thập thông qua đồng hồ điện tử kết nối với công ty điện lực.
Còn rất rất nhiều dữ liệu khác mà chúng ta có thể xem là Big Data nếu với điều kiện chúng được thu thập bằng một hệ thống có kết nối với máy chủ để lưu trữ thông tin dưới bất kỳ định dạng nào và được cập nhật qua từng giờ, từng phút, từng giây. Đến đây, chúng ta có thể hiểu được mối liên hệ chặt chẽ giữa Cuộc cách mạng công nghệ hiện dại – Internet of Things – Big Data. Nếu không có sự phát triển công nghệ thì liệu có các hệ thống, thiết bị có thể liên kết được thế giới ảo với thế giới thực? Và nếu không có sự kết nối giữa các hệ thống, thiết bị thì làm sao chúng ta có được Big Data? Như trên đã nêu, có rất nhiều ý nói về “Big Data”, thực tế Big Data là gì và có những đóng góp gì sự phát triển thị trường của các công ty có quan tâm? Để hiểu thêm về vấn đề này, kính mời các bạn cùng đồng hành với BigDataUni chúng tôi để cùng chia sẻ. Xem thêm: Ứng dụng của Big Data trong nhiều lĩnh vực
error: Content is protected !!