Quản lý dữ liệu – Cơ hội tạo ra giá trị kinh doanh

Bigdatauni.com Follow Fanpage Contact

Không có gì phải nghi ngờ, khi tất cả các doanh nghiệp hiện tại đều bị thôi thúc bởi lợi ích của việc khai thác dữ liệu (data) – thu thập, quản lý, xử lý, phân tích và diễn giải. Điều đó đòi hỏi mỗi tổ chức cần có một cơ sở dữ liệu (database) mới, tiên tiến để đáp ứng với môi trường kinh doanh hiện đại do các database cũ không thể bắt kịp tốc độ thay đổi về hình thức và khối lượng dữ liệu. Đây là khó khăn mà các công ty gặp phải bởi cơ sở hạ tầng của họ đang dần không phù hợp với sự tiến bộ về công nghệ phục vụ quá trình khai phá dữ liệu.

Hãy cùng BigDataUni tìm hiểu nguyên nhân tại sao phải quản lý dữ liệu? Lợi ích của quản lý dữ liệu cho việc kinh doanh?

Nguồn dữ liệu mà các công ty cần xử lý trong thời đại công nghệ hóa đến từ nhiều nguồn khác nhau bên trong công ty (dữ liệu từ bộ phận sản xuất, từ các văn phòng với nhiệm vụ và chức năng khác nhau) hay bên ngoài công ty (dữ liệu khách hàng trên các nền tảng mạng xã hội, các ứng dụng điện thoại thông minh có kết nối internet, website của công ty; dữ liệu khách hàng từ các cửa hàng bán lẻ,..). Hệ thống database ngoài việc lưu trữ các nguồn dữ liệu hiện tại mà còn phải lưu trữ, quản lý các dữ liệu trong quá khứ, dữ liệu tham chiếu – cũng cực kỳ quan trọng để phục vụ cho quá trình phân tích và đưa ra chiến lược kinh doanh. Mặc dù 2 nguồn dữ liệu quá khứ và hiện tại tách biệt nhau nhưng mang lại thách thức lớn trong việc xây dựng và tối ưu hệ thống.

Vấn đề phức tạp hơn đó chính là thời hạn lưu trữ và quản lý của 2 nguồn dữ liệu quá khứ và hiện tại là khác nhau. Thông thường data được lưu trữ trên 10 năm ở một số công ty – các data là data trong quá khứ (cũ) dùng cho việc tham khảo, tham chiếu, hoặc data được lưu trữ và xử lý trong vài ngày đến vài tháng– các data thu thập ở hiện tại (mới) ví dụ như hành vi tiêu dùng khách hàng trong 1 tháng. Tất cả đều tồn tại trong chung 1 hệ thống, 1 cơ sở dữ liệu.

Do đó, các doanh nghiệp thường phải nỗ lực rất nhiều để lựa chọn đúng data mục tiêu để khám phá và phân tích chính xác trước khi đưa ra các quyết định kinh doanh quan trọng và mang tính chiến lược, đồng thời xem xét loại bỏ những nguồn data không cần thiết, sàng lọc data để giảm tải cho hệ thống, tối ưu chi phí hoạt động. Tất cả những yếu tố trên kết hợp lại sẽ ảnh hưởng đáng kể hệ thống quản lý dữ liệu. Thách thức đề ra là thế nào để tích hợp, hài hòa những nhu cầu quản lý data thời đại mới với hệ thống cấu trúc database cũ trước đây đã không còn phù hợp.

Những vấn đề này càng lớn khi thời điểm hiện tại các doanh nghiệp đang cố gắng bắt kịp xu hướng công nghệ và đẩy mạnh khai thác các kỹ thuật mới nhất và sáng tạo như hệ thống lưu trữ và quản lý trên đám mây (cloud computing), Big Data, Machine learning (hệ thống tự động “học” từ dữ liệu để tự lập trình và giải quyết vấn đề thay con người) và trí tuệ thông minh nhân tạo (AI),.. để duy trì tính cạnh tranh.

Hình: các công cụ nâng cao giá trị kinh doanh (nguồn: iprcorp.com)

Tuy nhiên, một khi các tổ chức đã có thể thích nghi nhanh chóng với nhu cầu quản lý dữ liệu ngày nay họ chắn chắc dễ dàng nắm bắt cơ hội lớn để tăng giá trị kinh doanh. Tùy vào mô hình hoạt động, cơ cấu sản phẩm, dịch vụ, đặc điểm ngành công nghiệp mà mỗi công ty sẽ phải áp dụng các hệ thống quản lý, phần mềm, thuật toán phân tích dữ liệu khác nhau dựa trên mục tiêu phát triển nhằm đưa ra các giải pháp và chiến lược tối ưu. Dưới đây là một trường hợp có thể tăng giá trị kinh doanh thông qua đẩy mạnh quản lý dữ liệu.

  • Hỗ trợ tìm kiếm giải pháp.

Như đã nói, mọi tổ chức phải tập trung vào các hệ thống, nền tảng công nghệ cung cấp cơ hội tối đa cho việc tích hợp và phân tích dữ liệu. Các nền tảng, hệ thống được chọn có thể trích xuất dữ liệu từ các nguồn khác nhau, dưới nhiều định dạng, cấu trúc khác nhau và sau khi xử lý, phân tích, có thể cung cấp các giải pháp. Tuy nhiên chỉ có một số dữ liệu và thông tin đem lại hiệu quả ở thời gian thực, nên các hệ thống và nền tảng phải linh hoạt, phải có chức năng sàng lọc, tách ra những dữ liệu cần thiết cho quá trình khai thác.

  • Đẩy mạnh, tối ưu hệ thống quản lý, lưu trữ trên đám mây (Cloud computing)

Ngày nay, hầu hết các doanh nghiệp đều chuyển giao các hệ thống lưu trữ và ứng dụng của họ lên đám mây thông qua phần mềm chuyên dụng giúp phân loại chúng thành các nhóm riêng biệt. Một khi chúng được lưu trữ và thiết lập trong hạ tầng đám mây, các ứng dụng phục vụ cho việc phân tích, xử lý dữ liệu sẽ dễ dàng chuyển tải data bất kỳ lúc nào. Nhìn thì có vẻ đơn giản nhưng việc sử dụng Cloud computing đem lại giá trị kinh doanh rất lớn. Nó giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng về chi phí trong việc nâng cấp máy chủ để đáp ứng với khối lượng lớn dữ liệu hơn nữa tăng tốc độ khai thác dữ liệu.

  • Sử dụng cho việc phân tích kinh doanh (Business analytics)

Để tận dụng tối đa nền tảng dữ liệu, Business analytics đem lại các kết quả tối ưu giúp doanh nghiệp giành được lợi thế cạnh tranh. Các xu hướng mới như trí tuệ nhân tạo (AI); nghiên cứu công nghệ; hệ thống phân tích thực tại, phân tích dự báo; khai thác Big Data,..cần được tích hợp nếu công ty phải xử lý, phân tích cùng lúc nhiều dữ liệu ở hiện tại. Các nhà phát triển nhờ đó có thể kết hợp quy trình xử lý, phân tích vào các ứng dụng và các quy trình kinh doanh khác. Mục đích đảm bảo các chiến lược đề ra đều dựa trên kết quả phân tích dữ liệu ở thời gian thực và tăng tỷ lệ thành công.

  • Tối ưu hóa hệ thống bán lẻ

Kỹ thuật, công nghệ được sử dụng thông qua khai thác dữ liệu (Big Data analytics), trí tuệ nhân tạo (AI) và nghiên cứu công nghệ giúp các nhà bán lẻ dự đoán hành vi tiêu dùng của khách hàng một cách nhanh chóng. Là cơ sở giúp họ cung cấp chính sách giảm giá, quảng cáo sản phẩm và cung cấp các sản phẩm kết hợp tốt nhất cho các cửa hàng để tăng doanh số bán hàng và tối đa hóa lợi nhuận. Do đó chúng ta thấy được những lợi ích rõ ràng và giá trị kinh doanh gia tăng khi các nhà bán lẻ đẩy mạnh quản lý dữ liệu.

Kết luận: Những thách thức bắt nguồn từ sự tăng trưởng dữ liệu theo hàm số mũ rất rõ ràng. Để có được giá trị kinh doanh tối đa, các doanh nghiệp phải áp dụng các nền tảng hệ thống có khả năng tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau; phân tích theo thời gian thực và một lúc nhiều dữ liệu. Qua đó giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về chức năng hoạt động của họ cũng như cho phép đưa ra quyết định chính xác giải quyết các vấn đề kinh doanh quan trọng mang tính chiến lược.

Xem thêm các bài viết Data management được chúng tôi update:

Tầm quan trọng của quản lý dữ liệu (Data management) (p1)

Tầm quan trọng của quản lý dữ liệu (Data management) (p2)

Nguồn tham khảo: theo InsideBigData, tháng 9/2018

https://insidebigdata.com/2018/09/29/data-management-opportunity-create-business-value/

Công ty BigDataUni với chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực Big Data sẵn sàng hỗ trợ các công ty trong việc xây dựng và quản lý hệ thống dữ liệu một cách hợp lý và tối ưu nhất thông qua dịch vụ “Tư vấn và xây dựng hệ thống Big Data”. Khai thác dữ liệu Big Data dựa trên các mô hình thuật toán. Xây dựng các chiến lược phát triển thị trường, chiến lược cạnh tranh.Nếu bạn quan tâm hãy đừng ngần lại liên hệ với BigDataUni thông qua số điện thoại hoặc đăng ký thông tin ở mục “Liên hệ” để được chúng tôi tư vấn, hỗ trợ sớm nhất.

error: Content is protected !!